Mã ngành dệt, may

by admin
0 comment

Mã ngành dệt, may là gì? Hiện nay việc kinh doanh và sản xuất sản phẩm ngành dệt, may có cần đăng ký giấy phép kinh doanh không? Nếu có thì đăng ký như thế nào? Dưới đây, Luật sư Ngô Thanh Thúy sẽ hướng dẫn quý khách hàng một số thông tin về Mã ngành nghề kinh doanh này cũng như chia sẻ cách thành lập công ty chuyên kinh doanh mã ngành dệt, may. 

Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật sư Ngô Thanh Thúy qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

Mã ngành dệt, may mã hóa theo Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

Mã ngành dệt, may gồm: Sản xuất sợi, vải dệt thoi và hoàn thiện sản phẩm dệt; Sản xuất vải dệt thoi; Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác; Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục); Sản xuất thảm, chăn, đệm; Sản xuất các loại dây bện và lưới; Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu; 

Lưu ý: Khi đăng ký, kế khai ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp chỉ kê khai ngành, nghề cấp 4.

Quyết định số 27/2018/QĐ-ttg Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ngày 06 tháng 07 năm 2018;

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty cổ phần; thành lập công ty tnhhDịch vụ thành lập công ty

Mã ngành dệt may

Mã ngành dệt may

Mã ngành dệt, may

13: DỆT

Ngành này gồm: Sản xuất sợi, dệt vải, hoàn thiện sản phẩm dệt, sản xuất các sản phẩm từ vải dệt, trừ quần áo (ví dụ đồ bằng vải dùng trong gia đình, khăn trải, thảm trải sàn, dây thừng…). Trồng sợi thiên nhiên được phân vào ngành 01 (Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan), sản xuất sợi tổng hợp là quá trình hoá học được phân vào nhóm 20300 (Sản xuất sợi nhân tạo). Sản xuất sản phẩm may mặc được phân vào ngành 14 (Sản xuất trang phục).

131: Sản xuất sợi, vải dệt thoi và hoàn thiện sản phẩm dệt

Nhóm này gồm: Sản xuất các sản phẩm dệt, bao gồm các hoạt động như chuẩn bị, sản xuất sợi và dệt vải. Nó có thể được làm từ các nguyên liệu thô khác nhau như lụa, len, sợi nhân tạo hay từ động thực vật khác, từ giấy hay từ thủy tinh…

Nhóm này cũng gồm: Hoàn thiện sản phẩm dệt và may trang phục như tẩy trắng, nhuộm, may và các hoạt động tương tự.

1311 – 13110: Sản xuất sợi

Nhóm này gồm:

– Chuẩn bị sợi dệt: quay và dệt sợi; tẩy nhờn và các-bon hoá len, nhuộm len lông cừu; trải len lông các loài động vật, thực vật và sợi tái tạo hoặc tổng hợp;

– Xe sợi và sản xuất sợi cho dệt hoặc may để buôn bán hoặc chế biến thêm;

– Sản xuất sợi, kết, cuộn, ngâm sợi tổng hợp hoặc sợi tái tạo;

– Sản xuất vải cotton rộng bản, vải len, vải lụa, vải lanh bao gồm cả sợi tái tạo hoặc tổng hợp;

– Sản xuất sợi giấy.

Loại trừ:

– Công việc chuẩn bị được thực hiện gắn với nông nghiệp hoặc trang trại được phân vào ngành 01 (Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan);

– Ươm các cây lấy sợi (đay, gai, lanh…) được phân vào nhóm 01160 (Trồng cây lấy sợi);

– Tỉa hột bông được phân vào nhóm 01630 (Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch);

– Sản xuất sợi tổng hợp hoặc nhân tạo, sản xuất sợi đơn (bao gồm sợi dai và sợi dùng dệt thảm) từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo được phân vào nhóm 20300 (Sản xuất sợi nhân tạo);

– Sản xuất sợi thủy tinh được phân vào nhóm 23103 (Sản xuất sợi thủy tinh và sản phẩm từ sợi thủy tinh).

1312 – 13120: Sản xuất vải dệt thoi

Nhóm này gồm:

– Sản xuất vải cotton khổ rộng bằng cách đan, tấm vải đan, thêu, bao gồm từ sợi nhân tạo hoặc tổng hợp;

– Sản xuất các tấm vải khổ rộng khác sử dụng sợi lanh, gai, đay và các sợi đặc biệt;

– Sản xuất vải len tuyết, viền, vải bông, gạc;

– Sản xuất tấm vải từ sợi thủy tinh;

– Sản xuất các tấm vải từ sợi các-bon và aramid;

– Sản xuất các tấm lông nhân tạo bằng cách dệt.

Loại trừ:

– Sản xuất vải phủ sàn bằng nguyên liệu dệt được phân vào nhóm 13930 (Sản xuất thảm, chăn đệm);

– Sản xuất nỉ và vải không dệt được phân vào nhóm 13990 (Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất các sản phẩm dệt khổ hẹp được phân vào nhóm 13990 (Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất sản phẩm dệt bằng cách đan, móc được phân vào nhóm 13910 (Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác).

1313 – 13130: Hoàn thiện sản phẩm dệt

Nhóm này gồm:

– Tẩy hoặc nhuộm vải dệt, sợi, sản phẩm dệt bao gồm cả quần áo;

– Hồ vải, nhuộm, hấp, làm co, chống co, ngâm kiềm vải, sản phẩm dệt bao gồm cả quần áo;

– Tẩy quần áo bò;

– Xếp nếp và các công việc tương tự trên sản phẩm dệt;

– Làm chống thấm nước, tạo lớp phủ, cao su hoá hoặc ngâm vải;

– In lụa trên trang phục và sản phẩm dệt.

Loại trừ: Sản xuất vải dệt được ngâm tẩm, phủ lớp cao su, cao su là thành phần chính được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su).

139: Sản xuất hàng dệt khác

Nhóm này gồm: Sản xuất các sản phẩm được tạo ra từ vải dệt, ngoại trừ quần áo mặc, chẳng hạn như hàng dệt may sẵn, thảm và chăn mền, dây thừng, dây chão, vải dệt gối, và một số đồ trang sức…

1391 – 13910: Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác

Nhóm này gồm:

– Sản xuất và gia công các sản phẩm vải len như:

+ Vải nhung và vải bông,

+ Lưới và đồ trang trí cửa sổ, vải đan trên máy Raschel và các máy tương tự,

+ Các loại vải bằng đan móc khác;

– Sản xuất sản phẩm giả da lông thú từ việc may đan.

– Thêu gia công trên vải, thêu các sản phẩm may mặc khác (trừ thêu trang phục).

Loại trừ:

– Sản xuất lưới và đồ trang trí cửa sổ, vải màn dạng ren được đan từ máy Raschel hoặc từ các máy móc tương tự được phân vào nhóm 13990 (Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất quần áo, đồ trang sức trang điểm, đan, thêu được phân vào nhóm 14300 (Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc).

1392 – 13920: Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục)

Nhóm này gồm:

– Sản xuất sản phẩm dệt sẵn từ bất kỳ nguyên liệu dệt nào, kể cả vải len như:

+ Chăn, túi ngủ,

+ Khăn trải giường, bàn hoặc bếp,

+ Chăn, chăn lông vịt, đệm ghế, gối và túi ngủ.

– Sản xuất các sản phẩm dệt may sẵn như:

+ Màn, rèm, mành, ga trải giường, tấm phủ máy móc hoặc bàn ghế,

+ Vải nhựa, lều bạt, đồ cắm trại, buồm, bạt che ô tô, che máy móc và bàn ghế,

+ Cờ, biểu ngữ, cờ hiệu…

+ Vải lau bụi, khăn lau bát, chén, đĩa và các đồ tương tự, áo cứu đắm, dù.

Nhóm này cũng gồm:

– Sản xuất chăn điện;

– Sản xuất thảm thêu tay;

– Sản xuất vải phủ lốp ô tô.

Loại trừ: Sản xuất hàng dệt dùng trong kỹ thuật được phân vào nhóm 13990 (Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu).

1393 – 13930: Sản xuất thảm, chăn, đệm

Nhóm này gồm:

– Sản xuất tấm lát phủ sàn như: thảm tấm, chăn đệm, thảm lau chân;

– Sản xuất tấm phủ sàn dệt dạng nỉ có lỗ.

Loại trừ:

– Sản xuất thảm chùi chân từ nguyên liệu tết bện được phân vào nhóm 1629 (Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện);

– Sản xuất tấm phủ sàn từ nguyên liệu nhựa, cao su, tết bện được phân vào nhóm 1629 (Sản xuất các sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện);

– Sản xuất vải sơn lót sàn nhà, tấm phủ sàn có mặt cứng được phân vào nhóm 2220 (Sản xuất sản phẩm từ plastic).

1394 – 13940: Sản xuất các loại dây bện và lưới

Nhóm này gồm:

– Sản xuất dây thừng, dây chão, dây bện và dây cáp từ sợi dệt hoặc sợi tương tự, bất kể chúng được tẩm phủ tráng, bọc bằng cao su, plastic hay không;

– Sản xuất lưới đan từ dây chão, dây thừng, bện;

– Sản xuất các sản phẩm lưới hoặc dây chão; lưới đánh cá, lưới chắn thuyền, dây cáp, dây chão có lõi bằng kim loại, dây đeo, lót đệm…

Loại trừ:

– Sản xuất lưới tóc được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú));

– Sản xuất dây kim loại được phân vào nhóm 2599 (Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu).

1399 -13990: Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu

Nhóm này gồm:

Hoạt động liên quan đến dệt hoặc sản phẩm dệt chưa được phân vào đâu trong ngành 12, 13.

Cụ thể:

– Sản xuất các sản phẩm tấm dệt khổ hẹp, bao gồm các tấm dệt sợi ngang không có sợi dọc được ghép với nhau thông qua chất kết dính,

– Sản xuất nhãn hiệu, băng rôn…

– Sản xuất đồ tỉa trang trí: vải viền, quả tua,

– Sản xuất nỉ,

– Sản xuất màn tuyn và các màn bằng vải khác, sản xuất viền đăng ten cuộn, đăng ten mảnh, dải hoặc mẫu ten rời để trang trí,

– Sản xuất tấm dệt được tẩm, được phủ hoặc tráng nhựa,

– Sản xuất sợi kim loại hoá hoặc dây thừng và dây cao su có lớp nguyên liệu dệt phủ ngoài, sợi dệt được tráng, phủ hoặc bọc bằng cao su hoặc nhựa,

– Sản xuất vải bố làm lốp xe bằng sợi nhân tạo có độ bền cao,

– Sản xuất các loại vải được tráng hoặc xử lý khác nhau như: quần áo đi săn, vải dùng cho hoạ sĩ, vải thô và các loại vải hồ cứng…,

– Sản xuất các sản phẩm dệt khác: mạng đèn măng sông,

– Sản xuất ống phun nước, băng chuyền, băng tải (bất kể chúng được tăng cường bằng kim loại hoặc vật chất khác hay không),

– Sản xuất vải lót máy móc,

– Sản xuất vải quần áo dễ co giãn,

– Sản xuất vải dùng vẽ tranh sơn dầu và vải vẽ kỹ thuật,

– Sản xuất dây giày,

– Sản xuất bông đánh phấn và găng tay,

– May bao đựng gạo, vắt sổ quần áo.

Loại trừ:

– Sản xuất tấm phủ sàn được phân vào nhóm 13920 (Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục));

– Sản xuất sản phẩm dệt làm đồ chèn lót, hoặc sản phẩm chèn lót: như khăn tắm, băng vệ sinh được phân vào nhóm 17090 (Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu);

– Sản xuất băng chuyền, băng tải bằng sợi dệt, dây thừng, dây chão được phủ, tráng cao su, trong đó cao su là thành phần chính được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su);

– Sản xuất tấm, tờ hoặc mảnh cao su có liên kết với sợi vải dệt với mục đích tăng cường được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su), nhóm 2220 (Sản xuất sản phẩm từ plastic);

– Sản xuất quần áo từ sợi kim loại được phân vào nhóm 2599 (Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đầu).

Mã ngành dệt may

Mã ngành dệt may

Thành lập công ty kinh doanh mã ngành dệt may năm 2022

Mã ngành dệt, may

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp về Sở Kế hoạch và Đầu tư

Ngay sau khi nhận được yêu cầu và thông tin từ khách hàng, Luật sư Ngô Thanh Thúy tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

– Phiếu đăng ký doanh nghiệp;

– Nội quy công ty;

– Danh sách thành viên, cổ đông của công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);

– Bản sao giấy tờ: Bản sao thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ khẩu hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp khác của thành viên sáng lập hoặc cổ đông; Bản sao quyết định thành lập công ty, đăng ký kinh doanh. giấy chứng nhận hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; bản sao CHỨNG MINH NHÂN DÂN hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện theo pháp luật của tổ chức;

– Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có);

– Giấy ủy quyền.

Sau khi nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký cho doanh nghiệp.

Bước 2: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.

Nội dung thông báo bao gồm: Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập.

Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, nếu doanh nghiệp không công bố hoặc không công bố đúng thời hạn nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia Doanh nghiệp đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Bước 3: Khắc con dấu và thông báo mẫu con dấu

Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của mình. Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho Công ty Luật sư Ngô Thanh Thúy hoặc tự khắc con dấu và công bố mẫu con dấu cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Sau khi nhận được thông báo mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh phát phiếu tiếp nhận cho doanh nghiệp, công bố thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và ra thông báo đăng ký. Tải xuống thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp dành cho doanh nghiệp

Lưu ý: Thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

  • Treo biển báo tại trụ sở công ty;
  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế (Mẫu 06);
  • Mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp;
  • Đăng ký tài khoản với Sở Kế hoạch và Đầu tư;
  • Đăng ký chữ ký số điện tử;
  • Đăng ký nộp thuế điện tử;
  • In và đặt hàng in hóa đơn lần đầu tiên;
  • Giấy phép kê khai, nộp thuế;
  • Ghi nhận và thực hiện góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày đăng ký kinh doanh.

Một số lưu ý khi thành lập công ty:

Tên doanh nghiệp:

Doanh nghiệp nên tham khảo tra cứu tên trên trang cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tránh đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

Tên không chứa từ ngữ thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục.

Tên phải được viết bằng các chữ số, ký hiệu hay chữ cái thuộc bảng chữ cái tiếng việt và các chữ J, F, W, Z.

Có thể sử dụng tiếng anh hay tên viết tắt để đặt tên cho công ty/ cửa hàng.

Những dấu hiệu trùng hoặc gây nhầm lẫn về tên doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 42 Luật Doanh Nghiệp 2014.

Giấy tờ chứng thực cá nhân:

Phải còn thời hạn sử dụng không quá 06 tháng.

Vốn điều lệ:

Với những ngành nghề yêu cầu mức vốn pháp định thì cần đảm bảo mức vốn điều lệ tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp muốn thay đổi vốn điều lệ như trường hợp tăng vốn điều lệ thì thủ tục đơn giản nhưng giảm vốn thì tương đối phức tạp; doanh nghiệp cần hoạt động liên tục trong hơn 2 năm; và kèm theo các điều kiện khác.

Về địa chỉ trụ sở chính:

Cấm đặt trụ sở công ty tại các khu căn hộ chung cư với mục đích không phải để ở.

Việc đặt trụ sở được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 6 Luật Nhà Ở 2014

Ngành nghề đăng ký:

Mỗi ngành nghề có một mã số đăng kí khác nhau theo pháp luật được Ban hành theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018.

Doanh nghiệp có thể tham khảo những mã ngành nêu trên.

Trên đây là phần chia sẻ về Mã ngành dệt may và những kinh nghiệm thành lập công ty chuyên ngành sản xuất, kinh doanh dệt, may. Nếu còn điều gì vướng mắc cần giải đáp liên quan đến trình tự thành lập doanh nghiệp, vui lòng trao đổi và liên hệ với Luật sư Ngô Thanh Thúy chúng tôi thông qua hotline/zalo: 0363388227, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết và nhanh chóng nhất.

Đánh giá bài viết

You may also like

Soledad is the Best Newspaper and Magazine WordPress Theme with tons of options and demos ready to import. This theme is perfect for blogs and excellent for online stores, news, magazine or review sites.

Buy Soledad now!

Edtior's Picks

Latest Articles

u00a92022u00a0Soledad.u00a0All Right Reserved. Designed and Developed byu00a0Penci Design.